TRUNG TÂM ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VŨ GIA

HỆ THỐNG BIOGAS

1. NGUYÊN LIỆU ĐẦU VÀO:

  • Chất thải hữu cơ dễ phân hủy như: phân heo, phân trâu bò, các loại thực vật như bèo, rơm rạ, rau củ phế thải sinh hoạt…
  • Phế thải lò giết mổ gia súc, gia cầm, nước thải nhà máy tinh bột, nước thải lò bún, sửa bột hư…
  • Các loại nước thải có độ PH mang tính chất axit hoặc bazo, nước thải có chất diệt khuẩn, thành phần hóa học nhiều đều không thích hợp cho vi sinh vật trong hệ thống biogas.
  • Thời gian lưu trong hệ thống biogas thích hợp nhất là 20 ngày trong điều kiện của vùng miền nhiệt đới.
  • Cách tính thế tích hầm ủ: ( ( lượng phân heo + nước tiểu) + nước dội chuồng ) x 20 ngày.

2. SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI, CHẤT THẢI BẰNG CÔNG NGHỆ BIOGAS

3. THUYẾT MINH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ nước THẢI, chất thải BẰNG CÔNG NGHỆ BIOGAS

Công nghệ biogas dựa nguyên lí hoạt động của vi sinh vật kỵ khí. Trong điều kiện không có oxi các vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ biến thành năng lượng hoạt động và khí mê tan. Hỗn hợp khí CH4 (Metan) , hidrosunfur (H¬2S), NOx, CO2….tạo thành khí biogas.

Hiệu suất xử lý BOD đạt khoảng 60%, do đó cần xử lý giai đoạn hai để đạt tiêu chuẩn về môi trường.

Nước thải từ các khu chuồng nuôi sẽ được thu gom  về hố thu gom có ngăn lắng cát để loại bỏ những thành phần ô nhiễm lớn cũng như các vật chất lớn trôi theo dòng nước thải, nước thải sau đó chảy vào hầm biogas.

Tại hầm biogas các vi sinh vật kỵ khí sẽ xử lý một phần cặn, BOD, COD, một số các chất dinh dưỡng…tạo ra các loại khí CH4, CO2, N2… đây là hỗn hợp khí sinh học có thể sử dụng để tạo ra năng lượng.

Sau đó, hỗn hợp nước và cặn sau xử lý sẽ được đưa qua bể lắng 1 để loại bỏ các thành phần cặn lớn có trong hỗn hợp, nhờ đó mà các công trình xử lý sinh học phía sau sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

Tiếp theo, nước thải sẽ được bơm lên cụm bể hóa lý để xử lý một phần các chất ô nhiễm nhờ các hóa chất được bơm định lượng vào đường ống để tăng thời gian hòa trộn, sau đó sẽ được lắng cặn ở bể lắng hóa lý để tách các cặn bẩn ra ngoài, còn nước sẽ tự chảy về bể aerotank.

Tiếp đến, nước sẽ được đưa qua bể sinh học hiếu khí aerotank, tại bể được bố trí hệ thống sục khí để cung cấp oxy cho vi sinh vật xử lý các thành phần ô nhiễm có trong nước thải, các vi sinh vật sẽ xử dụng các chất ô nhiễm để tạo sinh khối nhờ đó mà nước được xử lý.

Nước sẽ tự chảy qua bể lắng 2 để loại bỏ các thành phần cặn lơ lửng sau khi ra khỏi bể bùn hoạt tính, nước sau đó sẽ tự chảy qua bể trung gian để bơm cấp nước cho bồn lọc áp lực, bể này có tác dụng điều hòa lượng nước để cấp cho bồn lọc áp lực hoạt động hiệu quả hơn. Tại bể trung gian hóa chất khử trùng sẽ được bơm vào để tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh.

Nước sẽ được bơm qua bồn lọc áp lực, đây là công trình xử lý bậc cao loại bỏ một số thành phần ô nhiễm trong nước thải, định kỳ sẽ rửa lọc để cho bồn lọc hoạt động hiệu quả hơn, sau thải sau khi ra khỏi bồn lọc đảm bảo đạt tiêu chuẩn chuẩn xả thải theo quy định QCVN 62-MT 2016/BTNMT, cột B để xả vào nguồn tiếp nhận

Xử lý chất thải bằng công nghệ BioGas để lấy nhiên liệu xanh là hành động chung tay bảo vệ môi trường.

Chúng ta cũng cần bổ sung hệ thống hiếu khí phía sau công trình biogas vì như thế nước thải ra sẽ đạt tiêu chuẩn về môi trường.

4. ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG XỬ LÝ CHẤT THẢI BẰNG CÔNG NGHỆ BIOGAS

A. NHƯỢC ĐIỂM:

Xử lý chất thải bằng công nghệ BioGas có chất lượng nước đầu ra không đạt QCVN 62-MT 2016/BTNMT, cột B chính vì vậy cần lắp đặt hệ thống xử lý nước thải phía sau để đảm bảo nước thải sau xử lý đạt theo tiêu chuẩn. Biogas là bước tiền xử lý để giảm tải cho công trình xử lý phía sau.

B. ƯU ĐIỂM:

Về kinh tế: giảm bớt một khoản chi phí xử lí chất thải, không mất tiền mua gas.

Về năng lượng: Đem lại nhiều lợi ích trong việc đun nấu, thắp sáng, chạy động cơ đốt trong( thay thế xăng, dầu dieden), úm gà con, nuôi tằm, sưởi nhà kính….

Về nông nghiệp: Nguyên liệu khi qua công nghệ biogas thì một phần sẽ chuyển hóa thành khí biogas, còn một phần là bã đặc và nước thải lỏng. Bã thải này có thể được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau: như dùng để làm phân bón( giúp tăng năng suất cây trồng, hạn chế sâu bệnh, nâng cao độ phì cho đất); các mục đích khác( xử lí hạt giống trước khi gieo trồng, nuôi thủy sản, trồng nấm…)

Về môi trường: giúp cho môi trường trong lành hơi, không còn mùi hôi thối từ phân động vật gây ra.

Ngoài những lợi ích về kinh tế, năng lượng, nông nghiệp, môi trường, công nghệ biogas còn giúp ích rất nhiều trong chăn nuôi. Góp phần làm cho chuồng trại chăn nuôi sạch sẽ hơn, giảm bớt tình trạng gây bệnh cho vật nuôi, quy trình xử lí chất thải chăn nuôi dễ dàng hơn…

Chat facebook
Nhắn tin zalo
Gọi điện thoại
Nhắn tin điện thoại